
Khai bút đầu năm là một trong những mỹ tục của văn hóa Việt Nam, nằm trong hệ thống mỹ tục đã được người Việt xây dựng, gìn giữ và phát huy suốt chiều dài lịch sử văn hóa.

Ý nghĩa của việc khai bút là tôn vinh sự học nói riêng và truyền thống văn hiến của Việt Nam nói chung.

Việc chắp bút đầu xuân là một cách để người Việt khởi đầu năm mới. Mặc dù đây không phải là một nghi thức bắt buộc, nhưng trong các gia đình, từ người lớn đến trẻ nhỏ, vẫn duy trì nét đẹp văn hóa này qua nhiều thế hệ.











Đối với học sinh, sinh viên, khai bút có thể là việc mang sách vở ra làm bài tập hoặc viết ra những ước mơ liên quan đến thi cử, mong muốn đạt kết quả tốt.
Còn với những người đã đi làm, khai bút đầu xuân thường là dịp để cầu mong tài lộc và sự nghiệp thuận lợi. Ngoài ra, họ cũng thường chúc cho gia đình và người thân một năm mới đoàn viên, mọi sự như ý.

Cây bút, một biểu tượng gắn liền với tri thức và ngôn ngữ, mang trong mình ý nghĩa sâu sắc. Khai bút đầu xuân không chỉ là một nghi lễ, mà còn thể hiện truyền thống yêu thích học hỏi của người Việt qua nhiều thế hệ. Giá trị tôn sư trọng đạo, một phần quan trọng trong văn hóa, cần được gìn giữ và phát huy không chỉ trong hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai.

Để duy trì và phát huy một giá trị truyền thống tinh thần của người Việt, các cô giáo khối mẫu giáo bé trường mầm non Quang Trung đã mời “Thầy đồ” Phạm Ngọc Sơn - “Thầy đồ” tại Lớp học thầy đồ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến cùng giao lưu, giới thiệu, hướng dẫn các cô giáo cùng các con về nghi lễ “Khai bút đầu năm”.

Thầy đã giới thiệu cho các con biết và hiểu về nghi lễ “Khai bút đầu năm”, về nghiên mực, bút lông và cả giấy gió…




Xin trân trọng cảm ơn “Thầy đồ” Phạm Ngọc Sơn đã giành thời gian đến với các cô giáo và các con trường mầm non Quang Trung và giúp các con thêm hiểu và thêm yêu những giá trị truyền thống phi vật thể của dân tộc Việt Nam.

Xin kính chúc Thầy cùng toàn thể CBGVNV nhà trường cùng quí PHHS một năm mới AN LÀNH – HẠNH PHÚC – BÌNH AN.
